Xsmn T2

Lực lượng Houthi ở Yemen ngày 9.11 tuyên bố họ đ samsung s21

【samsung s21】Giải mã lực lượng Houthi đang can dự xung đột Hamas

Lực lượng Houthi ở Yemen ngày 9.11 tuyên bố họ đã tấn công nhiều mục tiêu ở Israel,ảimãlựclượngHouthiđangcandựxungđộsamsung s21 bao gồm các mục tiêu quân sự tại thành phố cảng Eilat bên bờ biển Đỏ, bằng tên lửa đạn đạo. Một ngày trước đó, Houthi đã bắn rơi máy bay không người lái (UAV) MQ-9 của Mỹ ở ngoài khơi Yemen, theo quan chức của cả hai bên. Hồi cuối tháng 10, Houthi nhận trách nhiệm 3 vụ tấn công nhằm vào Israel, đồng thời tuyên bố sẽ có thêm nhiều hành động như vậy "để giúp người Palestine giành chiến thắng", theo Reuters.

Giải mã lực lượng Houthi đang can dự xung đột Hamas - Israel - Ảnh 1.

Các tay súng Houthi tập trung gần Sanaa (Yemen) hôm 30.10

Reuters

Hình thành và lớn mạnh của Houthi

Houthi là một phong trào chính trị - quân sự Hồi giáo ra đời ở tỉnh Saada phía tây bắc Yemen vào thập niên 1990, có tên chính thức là Ansar Allah (tức "Những người ủng hộ Thượng đế").

Theo Trung tâm Wilson (Mỹ), các thành viên của phong trào này chủ yếu là người theo giáo phái Zaydi, một nhánh thiểu số trong dòng Shiite của Hồi giáo và chiếm khoảng 35% dân số Yemen. Lãnh đạo của phong trào xuất thân từ bộ tộc Houthi, nên phong trào thường được gọi bằng tên này.

Điểm xung đột: Thủ tướng Israel nói không muốn chiếm đóng Gaza; Nga bắn hạ nhiều máy bay Ukraine?

Dưới sự lãnh đạo của ông Hussein Badreddin al Houthi, phong trào đã trở thành thế lực đối lập với cựu Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh, một người Zaydi và đã nắm quyền ở Yemen từ năm 1978. Houthi cáo buộc ông Saleh tham nhũng, cũng như lên án sự ủng hộ của Mỹ và Ả Rập Xê Út đối với nhà lãnh đạo. Ông Saleh được cho là có mối quan hệ phức tạp với cả Riyadh và Washington, nhưng đến cuối những năm 1990, ông về căn bản đứng chung hàng ngũ với họ để chống lại Al Qaeda, theo Viện Brookings (Mỹ).

Việc Mỹ đưa quân sang Iraq vào năm 2003 là một bước ngoặt trong tư duy hành động của Houthi, khi nhóm này bắt đầu áp dụng khẩu hiệu: "Thượng đế vĩ đại, cái chết cho Mỹ, cái chết cho Israel, nguyền rủa người Do Thái và chiến thắng cho người Hồi giáo". Ông Saleh cũng phát động một loạt chiến dịch quân sự nhằm tiêu diệt Houthi, dẫn đến cái chết của ông Hussein vào năm 2004. Sự kiện này cũng là khởi đầu cho cuộc nổi dậy của Houthi ở Yemen dưới sự lãnh đạo của ông Abdul Malik al Houthi, em trai nhà lãnh đạo quá cố.

Cùng với phong trào Mùa xuân Ả Rập, cuộc nổi dậy đã buộc ông Saleh phải từ bỏ quyền lực vào năm 2012. Song người thay thế ông để lãnh đạo chính phủ được quốc tế công nhận ở thủ đô Sanaa là Abed Rabbo Mansour Hadi, một người theo Hồi giáo Sunni gốc gác ở miền nam Yemen và từng là phó tổng thống. Houthi phản đối ông Hadi, và vào năm 2014, họ bí mật cấu kết với ông Saleh để lật đổ ông Hadi, buộc ông này phải chạy về thành phố Aden ở phía nam. Houthi cũng giành quyền kiểm soát Sanaa và hầu hết các khu vực ở miền bắc Yemen.

Giải mã lực lượng Houthi đang can dự xung đột Hamas - Israel - Ảnh 2.

Năng lực tấn công và các vụ tấn công của Houthi gần đây

Nguồn: Tổng hợp

Không lâu sau đó, lực lượng liên quân do Ả Rập Xê Út dẫn đầu, ủng hộ chính phủ Yemen, đã can thiệp vào nước này, dẫn đến một cuộc chiến tranh tàn khốc. Xung đột đến nay đã giết chết hơn 150.000 người, đồng thời tạo ra một trong những thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất thế giới, theo AP. Lệnh ngừng bắn hết hạn vào tháng 10 năm ngoái phần lớn vẫn được duy trì kể từ đó, mặc dù Houthi được cho là đang dần đẩy mạnh các cuộc tấn công trong khi các nỗ lực nhằm đạt được hòa bình lâu dài ở Yemen vẫn chưa có kết quả.

Lực lượng Houthi bắn hạ UAV MQ-9 Reaper của Mỹ ngoài khơi Yemen

Tác động đến xung đột Hamas - Israel

Là một phần của "Trục kháng chiến" được Iran hậu thuẫn, Houthi đã lên tiếng ủng hộ Palestine mạnh mẽ sau khi lực lượng Hamas tấn công Israel hôm 7.10. Houthi cũng quy trách nhiệm cho Israel về bất ổn ở Trung Đông, nói rằng "vòng xoáy xung đột" tại khu vực đang mở rộng do "tội ác liên tiếp" của Israel và Houthi sẽ tiếp tục tấn công cho đến khi Israel dừng lại.

Điều này khiến Mỹ lo ngại rằng các nhóm được Iran hậu thuẫn ở khu vực có thể trực tiếp can dự vào xung đột, khiến chiến sự lan rộng. Các quan chức Iran đã thể hiện sự ủng hộ đối với Houthi và so sánh nhóm này với Hezbollah, phong trào chính trị - quân sự Hồi giáo ở Li Băng cũng có xung đột với Israel. Song Tehran lâu nay bác bỏ cáo buộc rằng họ cung cấp vũ khí, kinh phí hoặc huấn luyện cho Houthi.

Bản thân Houthi cũng phủ nhận nhóm này là lực lượng ủy nhiệm của Iran và tuyên bố họ tự mình phát triển vũ khí. Theo Reuters, Houthi đã thể hiện khả năng tên lửa và UAV của mình trong cuộc chiến ở Yemen, thông qua các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở sản xuất dầu mỏ và hạ tầng quan trọng ở Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).

Giới ngoại giao Mỹ chia rẽ, lộ văn bản kêu gọi lên án Israel tấn công dân thường

Về phía Mỹ, Washington trong nhiều năm đã ủng hộ liên quân do Ả Rập Xê Út dẫn đầu ở Yemen, cung cấp thông tin tình báo, vũ khí và các hỗ trợ khác. Song sau khi nhậm chức đầu năm 2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ chấm dứt "mọi hỗ trợ của Mỹ cho các hoạt động tấn công trong cuộc chiến ở Yemen, bao gồm việc mua bán vũ khí liên quan", theoThe Washington Post.

Israel đồng ý ngừng bắn 4 giờ mỗi ngày

Chính quyền Mỹ hôm qua thông báo Israel đã đồng ý ngừng bắn 4 giờ mỗi ngày tại Dải Gaza để hỗ trợ hoạt động nhân đạo và giải cứu con tin, theo Reuters. Phía Israel nói không đồng ý ngừng bắn mà sẽ cho phép các đợt "tạm dừng chiến thuật và cục bộ" để đưa hàng viện trợ nhân đạo vào Gaza. Thỏa thuận được đưa ra khi số người thiệt mạng tại Dải Gaza đã tăng lên hơn 10.800. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Cận Đông Barbara Leaf ngày 9.11 nói với một ủy ban của Hạ viện rằng thương vong tại Gaza có thể còn cao hơn con số do giới chức địa phương thông báo.

Trong hôm qua, binh sĩ Israel tiếp tục một loạt chiến dịch tại miền bắc Dải Gaza và tuyên bố đã tiêu diệt nhiều chỉ huy biệt kích của Hamas, theo tờ The Times of Israel. Các quan chức Mỹ nói rằng quân đội Israel có thời gian hạn chế cho việc thực hiện các chiến dịch tại Gaza trước khi sự phẫn nộ của khối Ả Rập và các nước khác trỗi dậy về việc dân thường thiệt mạng. Trong khi đó, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian hôm qua cảnh báo nguy cơ xung đột lan rộng đã trở thành điều "không thể tránh khỏi" khi dân thường Gaza càng ngày càng phải chịu đựng chiến dịch của Israel, theo Reuters.

Về viễn cảnh hậu xung đột, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố nước này không muốn chiếm đóng hay cai quản Gaza nhưng "một lực lượng đáng tin cậy" cần sẵn sàng tiến vào vùng đất này nếu cần để ngăn sự trỗi dậy của các mối đe dọa vũ trang.

Vi Trân

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap